Chào anh em nha, do có nhiều bạn hỏi mình cách trị rận nước như thế nào và làm sao cho hiệu quả nhất. Thì hôm nay mình sẽ làm bài hướng dẫn cho anh em xem nhé, mọi người cũng biết khi nuôi mấy em Koi thì đâu ai mong muốn nó bị bệnh đúng không? Tuy nhiêu bệnh là vấn đề không thể nào tránh khỏi trong qua trình nuôi tuy nhiên làm sao để đề phòng và điều trị nếu lở may bị bệnh. Rồi không nói nhiều nữa nha dưới đây là cách chữa trị koi bị rận nước.
Rận nước là gì?
Menu
Rận nước là động vật khỏe nhất trên Trái Đất, rận nước với thân hình chỉ dài từ 1mm đến 2mm.
Rận nước là loại ký sinh trùng có hình dáng hình đĩa tròn. Chúng dùng miệng để tấn công cá Koi bằng cách chọc thủng da và hút máu. Không chỉ hút chất dinh dưỡng làm thể chất cá Koi hao mòn, chúng còn truyền các vi khuẩn và virus gây bệnh cho cá. Đây là lý do sau một thời gian bị rận tấn công, cá sẽ bị nhiễm trùng hoặc mắc thêm các bệnh khác.

Những nguyên nhân cá koi bị rận nước
Nguồn nước không bảo đảm
Rận nước cá koi xuất hiện khi nguồn nước trong hồ nuôi bị nhiễm bẩn.
Rận cá sinh ra trong môi trường nước hồ không sạch, lọc không kĩ hoàn toàn các vi sinh vật gây hại hoặc các chất hữu cơ từ chất thải và thức ăn của cá.
Cá Bị Rật Từ Trước
Rận cũng có thể xuất hiện do việc chúng ta mua cá mới về và nguồn lây từ đó.
Khi bạn mua cá tại các cơ sở kinh doanh cá cảnh, có thể một trong số đó đã mắc rận cá từ trước nhưng chưa có những dấu hiệu cụ thể để xác định cá mang bệnh. Khi thả cá vào hồ, rận nước có cơ hội phát tán và gây bệnh với tốc độ nhanh, từ đó làm toàn bộ cá của bạn bị mắc bệnh.
Rần có từ thức ăn
Một nguyên nhân khác ít người nghĩ đến là rận nước có thể đến từ nguồn thức ăn không đảm bảo. Chẳng hạn như các loại thức ăn tươi trước khi cho vào hồ được rửa bằng nguồn nước có chứa rận nước.
Một số biểu hiện ở cá koi khi bị rận nước
- Trên thân và vây cá có những đốm màu nâu đen và nâu nhạt, giống như những nốt ruồi.
- Sau 1 thời gian mắc rận cá mắc tình trạng da bị thủng, lở loét,…
- Cá có biểu hiện cọ mình vào thành bể hay đáy bể khi ngứa và bơi lội bất thường. Ở những vị trí vị rận tấn công nhiều, mình cá xuất hiện những vết loét nhỏ. Vết loét sẽ lớn dần và dễ gây nhiễm trùng.
- Cá gầy mòn và bị trơ đầu nếu bị bệnh rận lâu ngày.
Cách điều trị cá koi bị rận nước
Bệnh rận nước thì rất hay gặp đối với người nuôi cá koi hiện nay như vậy cách điều trị loại bệnh này thì làm sao?
Để điều trị bệnh triệt để, trước hết bạn cần kiểm tra thật kỹ từng cá thể trong hồ bắt từng em koi lêm xem cho kỹ xem em nào bị thì tách ra để điều trị.
Trước tiên, bạn cần dùng nhíp y tế gắp hết những con rận ra khỏi thân cá Koi. Sau đó, bạn xịt keo ong vào những vị trí rận cắn để ngăn nhiễm trùng. Keo ong giống như một chất kháng sinh tự nhiên sẽ ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng hiệu quả.
Các loại thuốc đặt trị : như thuốc tím, betadine, povidine hoặc keo ong thoa lên thân cá để tránh nhiễm trùng và làm nhỏ miệng vết thương. Làm liên tục từ 4-5 ngày đến khi không còn triệu chứng.
Một trong những cách điều trị bệnh rận cá Koi khác bạn có thể áp dụng là dùng thuốc Dimilin với liều lượng 1g/ 1m3, sử dụng 2 liều cách nhau 3 ngày. Khi dùng thuốc, bạn nên thay 20% nước trước khi dùng và thoa thêm tetra Nhật hoặc thuốc tím để sát trùng cho cá.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tắm thuốc tím, tắm nước muối, dùng dung dịch sát khuẩn ngoài da như povidine, betadine, iodine,… cũng khá hiệu quả.
Trong quá trình chữa bệnh cho cá, bạn cũng nên làm sạch hồ nuôi. Thay nước và vệ sinh hồ sẽ loại bỏ rận trong nước, ngăn nguy cơ tái phát bệnh. Bạn cần lưu ý, khi bắt cá lên chữa bệnh cần làm nhẹ nhàng để cá không bị hoảng sợ và stress. Khi bị rận, cá đã rất khó chịu và dễ bị stress nếu không được chăm sóc đúng cách.
Cách phòng ngừa cá koi bị rận nước
Để tránh bị rận thì trước tiên chúng ta hãy phòng bệnh trước nhé
Những lưu ý cần biết khi nuôi cá koi:
- Chất lượng hồ đạt tiêu chuẩn: hồ cá đạt chuẩn khi độ pH trong nước rơi vào khoảng 7 – 7.5 là tối ưu nhất, các thiết bị lọc đảm bảo lọc nước sạch và an toàn, nhiệt độ trong hồ từ 25-27 độ C, hàm lượng Oxy hòa tan là 2.5mg/l.
- Mua cá ở cá cơ sở có uy tín và chất lượng để tránh mua phải cá đã bị bệnh với giá thành cao.
- Đảm bảo nguồn nước sạch sẽ bằng cách xây bể lọc, thùng lọc, vệ sinh hồ thường xuyên. Nguồn nước sạch sẽ thì rận nước và các vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại đều không có cơ hội phát triển.
- Cá mới mua về nên được cách ly trước 2 tuần ( 14 ngày) để đảm bảo không có mầm bệnh rồi mới thả vào hồ. Cách dưỡng cá cách ly là dùng sục khí oxy pha nước muối 5kg/1000l + 1g tetra/ 100l nước hoặc tắm cá bằng thuốc tím.
- Nếu muốn nuôi cá Koi chung với các loại cá khác, bạn cũng cần chọn lọc thật kỹ. Những loài cá khác trước khi thả vào hồ cũng nên được cách ly đủ thời gian cần thiết.
- Duy trì chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng giúp cá khỏe mạnh, sức đề kháng tốt sẽ ít bị bệnh. Khi bị bệnh cá cũng nhanh chóng phục hồi hơn. Thức ăn của cá nên được mua ở cửa hàng uy tín chuyên về cá cảnh để tăng sự yên tâm hơn.
- Bệnh rận nước có thể lây lan khá nhanh nên bạn cần phát hiện và cách ly cá bệnh càng sớm càng tốt.
Trên đây là một số cách điều trị cá koi bị rận nước hiệu quả tức thì cũng như cách phòng ngừa cá koi không bị rận nước tấn công.
Đây là những kinh nghiệm thực tế trong quá trình nuôi koi mà mình muốn chia sẽ cho mọi người tham khảo nếu mọi người có cách gì hay hãy cùng chia sẻ để tham khảo thêm nhé.