Khi mua cá mới về từ nơi khác trước khi thả vào hồ nên cần chuẩn bị các bước cơ bản như sau để đảm bảo chú cá koi của bạn được an toàn cho nó và cả đàn cá có trong hồ.

Kiểm Tra Môi Trường Nước

Không riêng gì với cá koi mà đối với bất kỳ loại cá nào cũng đều có một môi trường sống lý tưởng nhất định. Và ở mỗi trang trại nuôi dưỡng cũng có những thành phần nước khác nhau. Từ độ khoáng chất, từ độ pH, đến các nguồn vi sinh vật khác nhau,…

Vì vậy trước khi thả cá koi vào hồ cần hỏi hoặc kiểm tra độ pH của hồ đang thả Koi. Rồi sau đó đo độ pH hồ Koi của mình đang nuôi là bao nhiêu? Nếu chênh lệch về độ pH hãy tiến hành hòa nước, điều chỉnh độ pH sao cho cân bằng với môi trường nước Koi đang sống.

Cách điều chỉnh độ pH trong nước

Quy Trình thực hiện:

Nếu độ pH của hồ cá koi tại trại koi bán cá và độ pH của hồ koi của mình chệnh nhau quá cao đến 1.0 thì bắt buộc bạn cần phải điều chỉnh độ pH về cân bằng với môi trường Koi đang sống.

Tốt nhất là điều chỉnh độ pH trong vòng 30 phút trước khi thả cá Koi vào hồ.

+ Đổ cá và nước trong bao ra thau hoặc tank dưỡng cá

+ Tiếp theo lấy 1 phần nước trong hồ ngang bằng lượng nước đổ ra thau đổ vào thau/ tank dưỡng cá Koi. Cứ sau 10 – 15 phút lại đổ thêm 1 lượng nước nữa vào. Khi hòa được 3 lần như vậy thì cá đã quen với môi trường nước trong hồ rồi. Bạn có thể bắt đầu thả cá koi vào hồ/ bể chính.

không điều chỉnh độ pH mà thả Koi vào bê rất có thể cá koi bị sock pH. Trường hợp nhẹ sẽ làm koi khó chịu, mệt mỏi. Nặng hơn sẽ làm koi giảm sức để kháng dẫn tới các loại vi khuẩn trong nước tấn công. Và rất có thể sẽ dẫn đến cái chết hàng loạt cho cả đàn.

Đánh thuốc tím sau khi thả cá koi xuống hồ

Sau khi cá Koi được thả xuống hồ thì nên đánh thuốc tím từ 2 – 2,5gr/mnước.

Cách đánh thuốc: Hòa một lượng thuốc tím đổ từ từ vào hồ koi. Nên đổ vào sủi oxy, đổ vào luồng để hòa tan thuốc trong hồ từ từ. Không được phép đổ ào một cái vào hồ sẽ gây ra hiện tượng chảy máu mang cá.

Sau khi đánh thuốc tím vào hồ. Thuốc sẽ được oxy hóa vào trong ngăn lắng và ngăn lọc nên nồng độ thuốc giảm đi nhiều. Vậy nên nó khá an toàn không  bao giờ diệt hết được vi sinh có lợi trong hồ.

Với điều kiện cá koi có sẵn trong hồ khỏe mạnh bình thường. Thì sau 2 ngày thả cá koi vào hồ mà cá không có bất kỳ phản ứng nào xảy ra, không có một con cá nào có dấu hiệu phát bệnh sock nước thì tiến hành thay nước và cho cá koi ăn bình thường.

2./ Nguồn Cá Koi

Lựa chọn nguồn cá koi khỏe mạnh 

Nguồn cá koi cũng rất quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe đàn koi trong hồ. Trường hợp cá koi không mắc bệnh nhưng trên mình chúng có vi khuẩn. (Tất cả các môi trường nuôi cá koi đều có những vi khuẩn sinh sống. Trong đó có cả những lợi khuẩn và hại khuẩn. Nhưng lượng vi khuẩn gây bệnh chiếm số lượng lớn rất dễ hủy hoại cả đàn koi nếu bạn lơ là bỏ qua khâu kiểm tra.

+ Hãy quan sát khĩ những thiết bị đến môi trường sống của cá trong trại Koi

+ Hãy loại bỏ ngay nếu những chú Koi trong hồ khác của trại koi có dấu hiệu phát bệnh như: bơi lờ đờ, đỏ, có đốm trên vây bơi,… Đấy là những dấu hiệu của bệnh cá koi. Tôi khuyên bạn nên DỪNG và KHÔNG MUA cá. Tránh những thiệt hại về sau cho mình.

Việc lựa chọn được đàn Koi khỏe mạnh thả vào hồ là bước đầu an tâm về sức khỏe của đàn koi trong hồ rồi.

Lưu ý: Cá koi mới thả vào hồ nên cho koi nhịn ăn ít nhất là 2 ngày. Và nên sát khuẩn hồ koi bằng muối với tỷ lệ 2-3 kg/ m3 nước.

Trên đây là một số bước cơ bản cần thiết khi thả cá mới vào hồ cũ mà Royal Koi Farm muốn chia sẽ cùng mọi người.