Chào anh em nha mình đây rồi.
Thì hôm nay mình xin tổng hợp các loại bênh thường hay gặp ở cá koi nha, khi nuôi cá koi thì rất thích nhưng để làm sao cho không bị koi hành thì lại là một vấn đề khó khăn đối với người chơi, khi khó khắn bị hao hụt cá vì bênh tật nó làm cho chúng ta nãn áp lực niềm đam mê dần mất đi. Chính vì thế trước khi nuôi cá koi thì mình khuyên anh em nên tìm hiểu kỹ rồi hãy nuôi và luc sđầu nên nuôi ít thôi để trải nghiệm một thời gian. Không dài dòng nữa nghen giwof mình xin giới thiệu cho anh em 10 cái bệnh mà khi nuôi cá koi chúng ta thường hay mắt phải.

1. Bệnh thối đuôi thối vay
Menu
- 1. Bệnh thối đuôi thối vay
- Biểu hiện của bệnh
- Nguyên nhân
- Chất lượng nước không đảm bảo
- Nguồn thức ăn kém chất lượng
- Động vật vờn cá
- Cách điều trị cá koi bị thối vây thối đuôi
- Tách cá bệnh ra tank dưỡng riêng
- Vệ sinh hồ chính và ngăn lọc
- Điều trị cho những chú cá bị bệnh
- Cách 1: Sử dụng dung dịch Xanh Malachite
- Cách 2: sử dụng thuốc Furacilin
- Cách 3: Sử dụng thuốc Furazolidone
- Cách 4: Sử dụng Oxytetracycline
- Làm sao để phòng ngừa bệnh này ?
- 2. Bệnh thối, Loét miệng (Mouth Rot)
- Biểu hiện bệnh
- Nguyên nhân
- Cách điều trị bệnh loét miệng
- Bước 1 : Vớt koi bệnh ra tank riêng
- Bước 2: vệ sinh hồ và ngăn lọc
- Bước 3: Điều trị cho koi bệnh
- 3. Bệnh đốm trắng
- Biểu hiện của bệnh
- Nguyên nhân
- Cách Điều trị
- 4. Bệnh Nấm trắng (Fungus)
- Biểu hiện và nhận dạng bệnh
- Cách điều trị bênh nấm
- Phòng ngừa bệnh nấm trắng ở cá Koi như thế nào?
- 5. Bệnh Ký Sinh Trùng
- Dấu hiệu nhận biết
- Cách điều trị
- Phòng ngừa sự phát sinh của ký sinh trùng trong hồ cá koi
- Share:
Biểu hiện của bệnh
Khi koi bị bệnh này thì thường có các dấu hiệu nhận biết như sau:
- Cần chú ý vảy cá ở gần đuôi sẽ bị sưng, viêm và xuất hiện tình trạng bong tróc.
- Phần cơ thịt ở phần đuôi thối rữa (giai đoạn nặng).
- Phần gốc đuôi sung huyết và ứ máu.
- Vây cá xòe ra thành hình chổi.
- Vảy ở phần thân cá luôn bình thường bởi chúng rất hiếm khi bị rụng hay bong tróc.
Nguyên nhân
Chất lượng nước không đảm bảo
Nguyên nhân đầu tiên của hiện tượng cá Koi thối đuôi chính là chất lượng nước không đảm bảo. Điều kiện sống kém như độ pH thay đổi đột ngột, độ hòa tan oxy thấp, nồng độ amoniac cao…. Chính sự mất cân bằng trong môi trường sống sẽ khiến cá stress và khiến cá suy yếu. Dần dần chúng gây ra nhiều bệnh khác nhau trong đó có bệnh thối vây hoặc bệnh cá Koi bị đục mắt. Hơn hết là rất nhiều những bệnh nhiễm trùng khác nhau.
Nguồn thức ăn kém chất lượng
Khi thức ăn kém chất lượng cá sẽ không có được sức đề kháng tốt. Từ đó, chúng dễ nhiễm bệnh, nhiễm trùng và gây ra nhiều bệnh tật khác nhau. Trong đó, có tình trạng cá Bị thối đuôi.
Động vật vờn cá
Một nguyên nhân khách quan cũng phải kể đến đó chính là do động vật vờn cá. Nghĩa là nhà bạn nuôi chó mèo chúng vờn cá và khiến cho cá bị tổn thương. Không chỉ tổn thương phần đuôi mà còn nhiều bộ phận khác nhau. Ngoài ra, đôi khi cá Koi trong quá trình bơi lội tự làm tổn thương vùng đuôi của mình. Những tổn thương này nếu không được phát hiện và xử lý lâu ngày chúng dẫn đến hiện tượng thối đuôi.
Cách điều trị cá koi bị thối vây thối đuôi
Khi Cá Koi bị thối đuôi thì cần phải tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Bởi để lâu sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng cá. Để điều trị trước tiên cần phải tách cá bị bệnh ra riêng một bể cá khác.
Tách cá bệnh ra tank dưỡng riêng
Cần tách ngay những con cá bệnh ra khỏi hồ ngay lập tức để tiến hành điều trị kịp thời và hiệu quả hơn.
Vệ sinh hồ chính và ngăn lọc
- Làm cạnh hết nước ở hồ cá và đánh sạch sẽ đáy hồ để đảm bảo không còn bụi bẩn và các tác nhân gây bệnh.
- Tiến hành khử khuẩn cho hồ cá bằng muối hoặc vôi bột.
- Để hồ cá khô trong khoảng 3- 5 ngày.
- Sau đó, tiến hành cho nước lại vào trong hồ thao rửa hồ lại một lần nữa.
- Cuối cùng cho nước sạch vào trong hồ và đảm bảo môi trường sống ổn định cho cá rồi mới tiến hành có cá vào hồ.
- Có thể dùng thuốc tím để khử khuẩn cho hồ cũng được nhé.
Điều trị cho những chú cá bị bệnh
Khi những chú cá koi bênh được chúng ta tách riêng ra tank rồi thì bây giờ chúng ta sẽ tiến hành diều trị cho chúng và Để điều trị triệt để cá bị thối đuôi sẽ có rất nhiều cách khác nhau. Mọi người có thể chọn lựa bất cứ một các điều trị nào sau đây.
Cách 1: Sử dụng dung dịch Xanh Malachite
Cần dùng 1% dung dịch Xanh Malachite bôi lên vết xước ở vây đuôi cá. Mỗi ngày bạn bôi một lần và sử dụng trong khoảng 3 – 5 ngày. Sau đó, bạn chú ý độ hồi phục của vây cá. Để tăng hiệu quả bạn có thể kết hợp sử dụng thuốc chống phù nề, sưng huyết ở da cá.
Trường hợp đuôi cá bị rách nát thì tốt nhất bạn dùng kéo cắt đi phần nát đó. Tiếp tục sử dụng dung dịch Xanh Malachite để giúp vết thương phần đuôi kín miệng. Khi chúng ổn định thì phần vây đuôi mới mọc ra. Phần đuôi mới và cũ sẽ để lại vết tích. Tuy chúng không có được tính thẩm mỹ cao nhưng những chú cá này sẽ khỏe mạnh như bình thường.
Cách 2: sử dụng thuốc Furacilin
Cách tiếp theo là bạn dùng thuốc bột Furacilin với 0,2g cho 100 lít nước. Cho cá vào hỗn hợp nước này để khử trùng cá. Bạn nên thực hiện nhiều lần để giúp tình trạng thối đuôi ở cá bị thuyên giảm.
Cách 3: Sử dụng thuốc Furazolidone
Ngoài sử dụng hai loại trên thì bạn có thể dùng Furazolidone với 3 – 5 viên ngâm trong 100 lít nước. Sau đó, tiến hành ngâm và tắm cho cá bị thối đuôi khoảng 30 phút. Mỗi ngày tắm cho cá một lần là được.
Cách 4: Sử dụng Oxytetracycline
Cách tiếp theo là dùng Oxytetracycline khoảng 5 – 8 viên và hòa trên 100 lít nước. Tiến hành, ngâm khử trùng cá để điều trị bệnh. Ngoài ra, mọi người có thể sử dụng cách này để phòng ngừa được bệnh hiệu quả nhất.
Làm sao để phòng ngừa bệnh này ?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để phòng bệnh, bạn cần phải lưu ý một vài những vấn đề như sau:
- Cần tiến hành vệ sinh cho hồ nuôi cá được đảm bảo nhất. Bởi, cá Koi là một loài cá ưa sạch sẽ.
- Nước trong hồ cá cần phải thay theo định kỳ 1 đến 2 tuần.
- Bể cá càng bé thì thời gian thay càng nhanh để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.
- Thức ăn cho cá phải chất lượng đầy đủ dinh dưỡng. Tránh tình trạng mua thức ăn không rõ nguồn gỗ xuất xứ. Từ đó, làm sức khỏe của cá suy giảm.
- Không cho cá ăn quá nhiều làm ảnh hưởng đến nguồn nước.
- Nhà nuôi cá Koi không nên nuôi chó mèo bởi chúng vờn cá cũng rất nguy hiểm.
2. Bệnh thối, Loét miệng (Mouth Rot)
Bệnh thối miệng ở cá Koi hay chính là lở miệng trông giống như bệnh nấm, nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Columnaris – một loại vi khuẩn hình que gram âm gây ra, vi khuẩn này thường trú ngụ khu vực miệng cá, bên trong miệng cá. Thường thì khi cá có hệ miễn dịch yếu sẽ dễ bị mắc bệnh này.

Biểu hiện bệnh
Vùng xung quanh miệng cá sùi lên trông giống như cục bông thường có màu nâu vàng, trắng, trắng xám kèm theo các vệt đỏ ở phần đầu hoặc ở vây, mang.
- Cá ăn ít hoặc có dấu hiệu bỏ ăn
- Các hoạt động bơi, ăn đều chậm chạp
- Khi bơi Koi thường nhô phần bị loét ra trên mặt nước.
- Càng nặng, thì bắt đầu xuất hiện các đốm đỏ, rồi hoại tử ,…
Nguyên nhân
Bệnh loét miệng cá Koi do nhiễm Nấm Aphanomyces invadans. Chúng có mặt ở hầu hết các môi trường ao nuôi. Với các búi trắng phát triển xung quanh miệng và lan rộng ra cơ thể và vây. Bệnh để lâu thường dẫn đến lở loét. Bệnh không nguy hiểm lại hay nhầm lẫn với bệnh nấm trắng
- Chất lượng nước không đảm bảo
- Hệ lọc không chuẩn, lọc không hiệu quả
- Thả cá mới có nhiễm nguồn bệnh
- Koi xuất hiện các vết thương hở – điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhập.
- Độ PH và nhiệt độ trong nước thấp, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm hoạt động mạnh.
Cách điều trị bệnh loét miệng
Sau đây mình xin chia sẽ một số cách điều trị thông thường mà mình hay làm cho mọi người tham khảo nhé, mời anh em cùng xem nha
Bước 1 : Vớt koi bệnh ra tank riêng
Bước này ở phần trên mình có nói rồi nhé
Bước 2: vệ sinh hồ và ngăn lọc
Xem ở trên
Bước 3: Điều trị cho koi bệnh
Khi đã vớt những chú koi sang một tank riêng thì ta tiến hành trị bệnh như sau:
- Bôi thuốc metylen lên vết thương
- Kết hợp với thuốc kháng sinh Tetracycline lên vết thương
- Hoặc Dùng thuốc Melachite green (không dùng cho cá con), Melafix hay kháng sinh (Spectrogram, Furanace hay Sulfa) để bôi cho cá.
- Không nên tăng nhiệt độ nước sẽ làm vi khuẩn bùng lên, bệnh nặng hơn
Chú ý: Ban đầu khi điều trị Koi còn yếu, các vết loét miệng còn nặng. Nên hạn chế ko cho Koi ăn. Sau 1 đến 2 ngày hoặc theo dõi tình trạng sức khỏe khi nào cá khỏe hơn thì bắt đầu cho ăn 1 bữa. Với khối lượng thức ăn rất hạn chế.
3. Bệnh đốm trắng
Bệnh này có tên tiếng Anh là White Spot Disease – tên của loại sinh vật đơn bào được phát triển bên trong bể cá và sẽ bám vào mang của cá Koi khi trưởng thành.

Biểu hiện của bệnh
Những dấu hiệu ban đầu của bệnh nấm trắng có thể quan sát bằng mắt thường. Đa số cá nhiễm bệnh nấm đều có màu trắng các tế bào nấm này sẽ bám vào da, vảy của cá.
Khắp trên cơ thể của cá Koi bị phủ đầy những đốm nhỏ màu trắng và lan ra cả vây, các tế bào nấm này sẽ nhanh chóng bám vào da cá và dần dần lan rộng ra các vùng da lân cận khác.
Nếu không phát hiện sớm mà chữa trị thì cá sẽ chuyển nặng hơn và có các biểu hiện như sau:
- Lờ đờ, lười bơi, lười ăn hoặc bỏ ăn, ăn không tiêu và dễ bị stress.
- Nguồn nước trong hồ bị nhiễm tế bào nấm trắng, cá bị tiết nhớt gây ô nhiễm nước. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được nước có màu đục
Nguyên nhân
Bệnh nấm trắng xuất hiện khi độ ẩm không khí cao, nhiệt độ môi trường thấp hoặc hồ cá bẩn khiến nấm trắng sinh trưởng và xâm nhập cá Koi.
Môi trường sống không tốt + sức đề kháng của Koi kém.
Vi khuẩn nấm (multifiliis Ichthyopthirius) thường phát triển rất mạnh và thời điểm nhiệt độ môi trường xuống thấp kết hợp độ ẩm cao. Là điều kiện thuận lợi cho chúng sinh rôi, và phát triển.
Ngoài ra nguồn bệnh cũng có thể bắt nguồn từ cá mới, hoặc do quy trình thả cá mới không đúng dẫn đến việc cá bị stress, dễ nhiễm bệnh.
Cách Điều trị
Cách 1: Sử dụng ??????????? ?????.
- Dùng 1 khối nước (tương đương 10 viên 500mg)
- Sau 3 ngày thay 30-50% nước, đánh tiếp liều 2, lặp lại liều 3
- Thêm muối vào với liều lượng 3kg/1 khối
Cách 2: sử dụng thuốc Brontox loại đặt trị nấm trên cá koi
- Phòng bệnh: 5gr/ 1m3 nước, 20 ngày/ lần.
- Trị bệnh cá Koi dùng 10gr/ 1m3 nước, sau 2 ngày thay 20-30% nước và dùng liều thứ 2 và 3.
- Muối 3/1000. (cho cá nhịn ăn trong quá trình đánh thuốc)
4. Bệnh Nấm trắng (Fungus)
Bệnh nấm ở cá Koi cũng là bệnh khá phổ biến, nấm có thể xâm nhập bất cứ bộ phận nào của cá, xuất hiện các vết hoặc vùng đốm hoặc sùi lên như một lớp bông trên bề mặt, nếu mang cá nhiễm nấm thì sẽ khó phát hiện hơn. Nấm thường bùng phát trong nhiệt độ nước lạnh, và chất lượng nước kém.
Biểu hiện và nhận dạng bệnh
- Trên da cá bắt đầu xuất hiện những đốm trắng và sau đó là chúng lây lan sang những vùng khác như vảy, mang và những vùng xung quanh khác
- Cá koi có biểu hiện bơ phờ, ít ăn không di chuyển nhiều và dễ bị stress
- Nước trong ao khi bị nhiễm nấm sẽ chuyển sang màu đục hơn so với thường ngày. Ngoài ra, bể cá sẽ còn xuất hiện những những đốm màu nâu hoặc trắng giống như rêu bám. Do đó, bạn có thể chủ quan và nhầm lẫn giữa bệnh và rêu bám hồ.
Cách điều trị bênh nấm
Để điều trị bệnh nấm trắng cho cá Koi, trước hết bạn nên thay nguồn nước mới cho bể nuôi hoặc ao nuôi bằng cách dùng hệ thống lọc và dùng sưởi tăng nhiệt độ bể cá lên 30 – 32 độ C. Kế đến, hãy tăng thêm lượng muối cho bể lên 0,5% so với lượng muối ban đầu bạn bỏ vào bể, tùy thuộc vào kích thước bể cá và lượng muối ban đầu của bạn ở bể cá.
Mỗi ngày, bạn nên thay nước cho bể cá 1 lần. Đối với các hồ cá Koi lớn thì nên bắt cá ra các bể nhỏ hoặc chậu có thể tích từ 20-40l và sử dụng cách điều trị nêu trên để cá nhanh khỏi bệnh và tránh lây lan sang những con cá Koi khác trong hồ.
Những con cá Koi bị bệnh nặng thì cần phải chữa trị bằng cách rút hết nước ra khỏi hồ, để lại lượng nước chừng 1 gang tay thì cho 5 viên Megyna vào hồ, ngâm trong 3 ngày rồi cho lượng nước gấp đôi vào cùng với 5 viên tiếp theo. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng chế phẩm sinh học Emina cho cá Koi, giúp phân hủy nhanh chất hữu cơ dư thừa có trong nước và phần nền đáy ao nuôi, góp phần giúp gia tăng hàm lượng oxy hòa tan, ổn định độ pH và ức chế sự phát triển của những virus gây bệnh.
Dùng dung dịch trị nấm Malachite xanh và Formalin: Cho thêm dung dịch trị nấm Malachite xanh và Formalin với liều lượng 1,5 mg Malachite xanh/lít nước trong 1 giờ. Dung dịch này có bán tại các hiệu thuốc nên bạn có thể mua được rất dễ dàng.
Phòng ngừa bệnh nấm trắng ở cá Koi như thế nào?
- Tẩy và dọn ao nuôi kỹ trước khi thả cá, bón vôi CaCO3 (đá vôi) hoặc Ca(OH)2, phơi ao để diệt mầm bệnh.
- Cá mua về phải biết rõ nguồn gốc, không bị nhiễm các mầm bệnh. Cá mới bắt về phải được cách ly để tránh cá bị sốc do không thể thích nghi ngay với môi trường nước mới. Cách dưỡng cá mới mua về rất đơn giản. Bạn chuẩn bị thùng chứa có hệ thống lọc và sục khí oxy pha nước muối 5kg /1000l + 1g tetra / 100l nước hoặc tắm cá bằng thuốc tím là được. Thời gian cách ly cá là khoảng 14 ngày.
- Chọn cá giống khỏe mạnh: Cá Koi phải có thân hình thuôn dài, bụng không được phệ và ngắt quãng như cá nóc. Cá có tố chất múp míp, có da có thịt, nở nang đầy sức sống và trên sống lưng có mảng màu lớn cân xứng ở hai bên là giống cá Koi khỏe mạnh bạn nên chọn. Tránh chọn những con cá bị tật như bị hở râu, râu cá không đều, mắt lồi hay đuôi bị cong, vẹo sang 1 bên.
- Cho cá ăn vừa đủ, khoảng 1 lần/1 ngày, tránh dư thừa thức ăn làm ô nhiễm nước.
5. Bệnh Ký Sinh Trùng
Bệnh ký sinh trùng với cá koi có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Đặc biệt là vào mùa hè nắng nóng sẽ dễ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các loại mầm bệnh và ký sinh trùng sinh sôi nảy nở cũng như gây bệnh cho cá. Những căn bệnh gây nên bởi ký sinh trùng như bệnh trùng bánh xe, bào tử, rận cá, trùng mỏ neo,…
Những loại vi khuẩn và kí sinh trùng gây hại cho cá Koi:
- Vi khuẩn: Aeromonas liên quan đến loét – dùng thuốc Chloranphenicol điều trị trong 3-4 ngày.
- Vi khuẩn: Pseudomonas giống vi khuẩn Aeromonas – Thuốc Baytril.
- Trùng mỏ neo: Trùng mỏ neo có thể thấy bằng mắt thường cắm sâu vào trong thân cá bằng giác hút – Dùng nhíp gắp ra và sát trùng.
Dấu hiệu nhận biết
- Xuất hiện các vết thương trên mang hoặc da
- Cá cọ xát da mình vì ngứa
- Kẹp vây vào gần cơ thể để giảm bớt sự khó chịu do Costia gây ra
- Da có màu trắng xám đục, đỏ mình và biến màu
- Lờ đờ, chán ăn, bỏ ăn
Cách điều trị
Vớt cá riêng ra chậu rồi cho thuốc tím vào, nồng độ khoảng 100g/m3, cho cá tắm trong khoảng 1 giờ. Cách ngày tắm 1 lần, tắm liên tiếp trong khoảng 2 tuần và theo dõi bệnh.
Ngoài dùng thuốc tím ra thì có thể dùng Formalin, phèn xanh (CuSO4), Potassium Dichromate (K2Cr2O3), Hadaclean. Sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Cần thay nước toàn bộ bể, vệ sinh bể cá.
Phòng ngừa sự phát sinh của ký sinh trùng trong hồ cá koi
Vào mùa hè và mùa thu nên ít nhất làm 1 lần công tác phòng ngừa. Cách sát trùng diệt khuẩn cho hồ cá koi được tiến hành như sau:
- Xử lý hồ nuôi cá bằng cách thả xuống hồ nuôi từ 100-150 kg vôi sống. Tùy vào diện tích hồ cá để căn chỉnh khối lượng cho phù hợp.
- Một cách khác là dùng một số sản phẩm thuốc chuyên dụng để sát trùng như avermectin, deltamethrin,…
- Mỗi ngày thay 1/3 lượng nước, sau đó sử dụng các chất diệt nấm chuyên dụng như clodioxit, lodine đậm đặc,… Khi có thay đổi rõ rệt, thì mỗi tuần tiến hành sát trùng một lần.
- Có thể dùng dung dịch xanh malachite 0.05 ppm hoặc dung dịch xanh methylen 2ppm để tiến hành tắm cho cá koi. Đồng thời tăng nhiệt độ nước từ 25oC trở lên. Hoặc sử dụng một phương pháp trực tiếp đó là giảm bớt mật độ nuôi.
⇒ LIÊN HỆ ROYAL KOI FARM:
- Điện thoại: 0934 762 749
- Website: Royalkoifarm.com
- Facebook: Royal Koi Farm
- Youtube: Royal Koi Farm (Cách phòng và điều trị cá koi, cách làm hồ cá )
- Shopee: Royal Koi Farm
- Lazada: Royal Koi Farm
- Mua sỉ liên hệ để được giá tốt nhé.